Những câu hỏi liên quan
ume_boylove
Xem chi tiết
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
14 tháng 7 2021 lúc 15:42

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 7 2021 lúc 15:30

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

 
Bình luận (0)
nguyên
15 tháng 7 2021 lúc 19:41

cố lên bạn, sắp trượt cấp 3 rồi đấy:))

 

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2017 lúc 10:00

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
tranthanhmai
1 tháng 3 2020 lúc 16:53

BẠN ƠI HƠI DÀI NÊN MONG BẠN THÔNG CẢM    ^-^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Hải
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Chi
8 tháng 6 2021 lúc 8:43

Người ngắm trăng soi ngoài khe cửa
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NLCD
Xem chi tiết
Dark_Hole
16 tháng 2 2022 lúc 9:04

Tham khảo:

Câu 1: "sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. một cách nói, một lối sống một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. chỉ có cháo bẹ rau măng, chỉ có bàn đá chông chênh mà vẫn sang, sang vì tin tưởng lạc quan về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. sang vì lí tưởng, vì đời sống tinh thần lạc quan,tâm hồn phong phú, ung dung tự tại

Câu 2: Bác nói như thế không phải là nêu lên cái thiếu thốn mà để thể hiện sự mong muốn được thưởng thức trọn vẹn cái đẹp. – Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.

Chúc em học tốt

Bình luận (0)
Khánh Cao
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
25 tháng 1 2023 lúc 18:14

Em hiểu rằng .... chỉ mối quan hệ tình cảm giữa con người và trăng trong hai thời gian khác nhau.

Tình cảm ..... có sự thay đổi đó vì:

- Khi con người khó khăn thiếu thốn, trăng soi sáng giúp con người và lẽ đó họ coi trăng là "tri kỉ".

- Khi con người có đèn điện, quên đi ơn trăng ngày xưa và lẽ đó họ coi trăng là "người dưng".

=> Từ sự bội bạc, vô ơn, có mới nới cũ của con người mà từ tình cảm "tri kỉ" đã thành tình cảm "người dưng".

Bình luận (0)
minh nguyet
25 tháng 1 2023 lúc 20:56

''Tri kỉ'': Người gắn bó lâu dài, mật thiết với ta

''Người dưng'': Không thân quen, xa lạ

Mối quan hệ ''tri kỉ'' trong đoạn thơ thứ nhất chỉ sự gắn bó của người lính với ánh trăng khi không có ánh đèn điện. Khi thiếu một thứ gì đó, con người sẽ rất trân trọng những thứ mình đang có

Mối quan hệ ''người dưng'' trong đoạn thơ thứ hai chỉ sự xa cách, thờ ơ của con người khi có ánh đèn. Ánh trăng lúc này trở thành sự bỏ quên

=> Sự thay đổi này cho thấy sự lãng quên, vô tâm của con người khi có đầy đủ, phản ảnh con trong cuộc sống ngày nay.

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
Đắc Nhật Nguyễn
Xem chi tiết
Không biết
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 1 2023 lúc 18:13

1. Nội dung chính: 

- Dòng hồi ức của nhà thơ về vầng trăng.

- Miêu tả dáng vẻ của "trăng" và thể hiện tình cảm của tác giả dành cho "trăng".

2. Bài học cho bản thân:

- Phải biết ơn với những người đã giúp đỡ mình.

- Cần hiểu được giá trị của sự biết ơn, biết được mình phải đền đáp người đã giúp đỡ mình.

Bình luận (0)